Có nên uống thực phẩm chức năng curcumin thay cho bột nghệ?
Bùng nổ curcumin trong lĩnh vực mỹ phẩm châu Á
Tiềm năng ngăn ngừa ung thư của tinh nghệ curcumin
Việt Nam làm chủ công nghệ và dây chuyền sản xuất Nano Curcumin
Những lưu ý đặc biệt khi dùng curcumin
Chào bạn, Health+ đã gửi câu hỏi của bạn cho ConsumerLab.com – một công ty kiểm định thực phẩm chức năng (TPCN) uy tín tại New York, Mỹ. Các chuyên gia ConsumerLab.com trả lời như sau:
Nghệ là một loại gia vị phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước châu Á khác. Sử dụng nghệ tươi, bột nghệ hoặc bổ sung curcumin (hợp chất tạo nên màu vàng của củ nghệ) có thể giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường.
Ăn 1,5 - 3gr bột nghệ mỗi ngày (tương đương 1/2 - 1 thìa cà phê) cùng với thực phẩm có thể đem lại những lợi ích về tiêu hóa và nhận thức. Tuy nhiên, bột nghệ chỉ chứa khoảng 3% curcumin và các hợp chất curcuminoids khác (demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin, và cyclocurcumin), mặc dù đây mới là các thành phần quyết định hiệu quả của nghệ. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều nghiên cứu trên chiết xuất của củ nghệ, tức là hàm lượng curcuminoids đã tăng lên 95%.
Do đó, không có gì bất ngờ nếu thấy một viên nang curcumin (thực phẩm chức năng) chỉ chứa 0,5gr chiết xuất củ nghệ nhưng lại cung cấp tới 400mg curcuminoids, trong khi cùng một lượng bột nghệ chỉ cung cấp khoảng 15mg. Tuy nhiên, lượng curcuminoids có thể khác nhau trong từng sản phẩm thực phẩm chức năng. Điều đó phụ thuộc vào công thức của sản phẩm.
Ngoài ra, chiết xuất củ nghệ được coi là "sạch" hơn so với bột nghệ bởi có ít nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng (chì) và không chứa thành phần "rác" (như xác côn trùng và lông của động vật gặm nhấm).
Bạn có thể dùng thực phẩm chức năng nếu không ăn được bột nghệ, tuy nhiên, bạn cần tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn